NHỮNG LUẬN ĐIỆU VU CÁO VIỆT NAM VI PHẠM TỰ DO TÔN GIÁO CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH LÀ VÔ CĂN CỨ VÀ XUYÊN TẠC SỰ THẬT


 Bức tranh toàn diện, trung thực và sống động về tình hình tôn giáo và chính sách của Nhà nước Việt Nam với tôn giáo đã được giới thiệu rộng rãi cho dư luận trong và ngoài nước với việc Ban Tôn giáo chính phủ cho công bố sách trắng “Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam” từ năm 2007. Vậy mà hiện nay trên các trang mạng xã hội vẫn đầy rẫy những bài viết của những tổ chức, cá nhân phản động, bất mãn, rêu rao cái luận điệu cũ rích khi cho rằng Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo. Đây thực sự là những nhận định vô căn cứ, bóp méo, xuyên tạc sự thật đang diễn ra trong nước một cách trơ trẽn. Thực tế, ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà đã có những chính sách đúng đắn về tôn giáo. Trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu sáu vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó có việc thực hiện “tín ngưỡng tự do, Lương Giáo đoàn kết”. Đây là quan điểm cơ bản mà sau đó đã được củng cố, phát triển xuyên suốt qua các hiến pháp sau này.
      Hiến pháp đầu tiên năm 1946 ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập nêu rõ “Mọi công dân có quyền tự do tín ngưỡng”. Sau khi đất nước thống nhất, Hiến pháp năm 1980 đã ghi “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Gần đây nhất Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. 
      Nhìn lại lịch xử và thực tiễn hiện nay ở trong nước, không ai có thể phủ nhận rằng: Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều nỗ lực của trong việc đảm bảo trên thực tế quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho người dân và đạt được những kết quả quan trọng. Chỉ xin nêu ra vài thí dụ: Theo số liệu thống kê, hiện nay, ở Việt Nam có 13 tôn giáo với 37 tổ chức tôn giáo được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động. Ngoài các tôn giáo lớn du nhập từ nước ngoài, như Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Bà-la-môn,... còn có các tôn giáo nội sinh, như Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam,... Các tôn giáo ở nước ta, mặc dù độc lập về nghi lễ nhưng gắn bó với nhau trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
      Ở Việt Nam hiện có khoảng 24 triệu tín đồ tôn giáo, chiếm khoảng 27% dân số cả nước. Trong đó, chủ yếu là tín đồ Phật giáo (hơn 11 triệu người), Công giáo (gần 7 triệu người), Tin Lành (hơn 1 triệu người), Cao Đài (2,4 triệu người), Phật giáo Hòa Hảo (1,5 triệu người), Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (hơn 1 triệu người); còn lại là tín đồ các tôn giáo khác, chiếm gần nửa triệu người. Số lượng chức sắc, nhà tu hành khá đông, khoảng 83 nghìn người; ngoài ra còn có 250 nghìn chức việc trông coi việc đạo ở khoảng 25 nghìn cơ sở thờ tự.Những sinh hoạt tôn giáo tập trung, các nghi lễ tập thể có tính bắt buộc của giáo luật các tôn giáo được tôn trọng. Một số lễ hội của các tôn giáo được tổ chức rầm rộ với quy mô lớn như Lễ hội Nô-en, Lễ Phật Đản, Lễ hội La Vang…

       Sự thật đó đã có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với cộng đồng quốc tế. Với những gì chứng kiến khi đến Việt Nam, nhiều người nước ngoài đã ví Việt Nam như một bảo tàng tôn giáo của thế giới bởi sự phát triển đa dạng của các tôn giáo. Từ những phân tích và số liệu cụ thể trên, chúng ta đã có cơ sở quan trọng cả về lý luận và thực tiễn để phản bác lại những thông tin sai lệch về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, đấu tranh với những âm mưu của các thế lực thiếu thiện chí đang tìm cách lợi dụng vấn đề tự do tôn giáo, tín ngưỡng để gây áp lực với Việt Nam, ngăn cản sự phát triển của các quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét