Nhận diện hoạt động phá hoại tư tưởng, lý luận của các tổ chức phản động ở nước ta hiện nay
Thứ nhất, phủ nhận vai trò của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bản chất của hoạt động phá hoại hoại tư tưởng, lý luận là tiến tới xóa bỏ vai trò của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống chính trị, tinh thần của cán bộ, đảng viên. Chúng tập trung tuyên truyền, phổ biến luận điểm “04 phi” (bao gồm “phi giai cấp”, “phi chính trị”, “phi ý thức hệ”, “lực lượng vũ trang phi chính trị”); tiến hành “cuộc chiến tranh chính trị” để tấn công trực diện vào nền tảng tư tưởng của Đảng; nhằm tác động, chuyển hóa về mặt tư tưởng đối với đảng viên và quần chúng. Các thế lực thù địch tập trung mọi lực lượng, phương tiện nhằm đưa ra các luận điểm xuyên tạc, chứng minh “tính lỗi thời của học thuyết Mác – Lênin”; cho rằng sau khi Liên Xô sụp đổ, các nước trên thế giới đều đã bác bỏ Chủ nghĩa Mác – Lênin, chỉ còn một số quốc gia còn “ngoan cố” tôn thờ học thuyết này trong đó có Việt Nam.
Chúng triệt để lợi dụng những thiếu sót trong công tác lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước để đưa ra những luận điệu nhằm tuyên truyền, kích động cán bộ, đảng viên, hoài nghi về Đảng, xa rời tôn chỉ, mục đích do Đảng đặt ra trong hoạch định đường lối, chính sách phát triển đất nước. Đưa ra luận điệu phê phán Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là một sự bảo thủ, không chịu cải cách về chính trị, chính điều này dẫn đến sự tụt hậu về kinh tế – xã hội của Việt Nam. Tuyên truyền, vu cáo, xuyên tạc cho rằng: Đảng Cộng sản du nhập chủ nghĩa xã hội vào thực tiễn cách mạng Việt Nam đã gây ra cuộc nội chiến “huynh đệ tương tàn” giữa hai miền Nam – Bắc; là nguyên nhân chính kìm hãm sự phát triển của Việt Nam. Tập trung chống đối, phê phán việc đưa ra quan niệm “kinh tế thị trường định hướng XHCN” là ảo tưởng; vu cáo Đảng tiêu tốn ngân sách, thiếu năng lực quản lý, điều hành ,độc tài, tham nhũng, biến dân chúng thành nô lệ kiểu mới. Yêu cầu đổi tên nước, tên Đảng; đất đai phải có sở hữu tư nhân; thừa nhận xã hội dân sự; đổi mới nội dung và phương pháp lãnh đạo. Trên cơ sở đó, chúng cho rằng con đường cách mạng của Việt Nam từ năm 1930 đến nay là sai lầm, thành tựu hơn 30 năm đổi mới của Việt Nam thực chất là việc thay đổi dần theo mô hình của xã hội Tư bản chủ nghĩa.
Thứ hai, đẩy mạnh các hoạt động đòi “xét lại”, “lật án”, đưa ra các luận điệu xuyên tạc lịch sử dân tộc Việt Nam.
Trong giai đoạn cách mạng mới, các cơ quan Trung ương luôn là tổ chức trực tiếp tham mưu, xây dựng, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng. Vì thế, các thế lực thù địch tập trung chống phá và soi xét các hoạt động của cán bộ, đảng viên; đưa ra những luận điệu đòi “xét lại” “lật án” các vụ việc như vụ “Cải cách ruộng đất”, vụ “Nhân văn giai phẩm”, vụ “Nhóm xét lại chống Đảng”, đồng thời xuyên tạc lịch sử, cho ra đời những nội dung phản động, chống lại Đảng, Nhà nước như vụ “đầu độc bốn vị tướng”, hay tán phát tài liệu “Việt Nam và thế giới trong thế kỷ XX”.
Để hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền các luận điệu trên, đồng thời đẩy mạnh yêu cầu đòi “xét lại”, “lật án”. Các thế lực thù địch tăng cường các cuộc vận động ngầm trong số các đối tượng cơ hội chính trị, lôi kéo số cán bộ, đảng viên làm việc tại các cơ quan Trung ương trên địa bàn Thành phố Hà Nội để phát triển lực lượng, nâng cao uy thế. Những hoạt động này của các thế lực thù địch đã gây ra sự hoài nghi trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, dẫn đến hiện tượng mâu thuẫn, thiếu thống nhất trong tư tưởng chính trị ở một số bộ phận, tổ chức trong thời gian qua.
Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền luận điểm về tự do, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên chính trị trong cán bộ, đảng viên.
Tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau đến cán bộ, đảng viên, những quan điểm về tự do, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên chính trị, dẫn đến có một số trường hợp cán bộ từ diễn biến tư tưởng chính trị, nảy sinh các hành vi chống đối bằng các phát ngôn trái chiều, hành động đi ngược lại chủ trương của Đảng; cổ vũ cho số đối tượng cơ hội chính trị, đưa ra những yêu sách đòi thành lập “Hội chống tham nhũng”, tổ chức “Hội nghị Diên Hồng thời kỳ mới”, phát động “Quỹ dân chủ cho Việt Nam.
Các thế lực thù địch đưa ra luận điểm vu cáo Đảng, Nhà nước đã tiến hành những hoạt động đàn áp những người bất đồng chính kiến, những cá nhân “dân chủ” dám đấu tranh vì “công bằng”, “bình đẳng” trong xã hội. Nêu lên vấn đề “tù nhân lương tâm” nhằm gây sức ép với các cơ quan chức năng, yêu cầu thả tự do cho những người mà chúng cho là bất đồng chính kiến nhưng thực chất là có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam như: Lê Công Định, Lê Thị Công Nhân, Trần Huỳnh Duy Thức, Cù Huy Hà Vũ…
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chống phá về tổ chức nhân sự, chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền các luận điệu vu cáo, xuyên tạc về công tác tổ chức, cán bộ, nhằm gây chia rẽ nội bộ, kích động gây mâu thuẫn, mất đoàn kết giữa những cán bộ, đảng viên về các vấn đề như: vùng miền, dân tộc, tôn giáo, lứa tuổi, trình độ, lịch sử cá nhân nhằm hạ bệ uy tín, từ đó đẩy mạnh chuyển hóa, “đánh quỵ” bộ phận cán bộ, đảng viên, qua đó, nhằm mục đích tìm kiếm, tuyển chọn những cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị để móc nối, xây dựng cơ sở trong nội bộ ta. Điển hình như các trạng mạng, hội nhóm phản động như “Dân luận”, “Dân làm báo”, “Cộng hòa thời báo”, “Hội AEDC”, “Diễn đàn xã hội dân sự”… đăng tải nhiều bài viết, bình luận xuyên tạc về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước trong Hội nghị Trung ương 6 phát trên mạng, nhằm xuyên tạc quan hệ Việt – Trung; hạ bệ uy tín lãnh đạo, làm mất niềm tin của quần chúng nhân dân vào công tác tổ chức, cán bộ của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét