Để đẩy lùi những hành vi giả
danh, mạo danh, bịa đặt vu khống, chúng ta, nhất là các cơ quan chức năng cần
phải kịp thời phân tích, vạch rõ những âm mưu, thủ đoạn, thấy rõ được hậu quả,
tính chất nguy hiểm của mỗi hành vi mạo danh, giả danh và có biện pháp xử lý
nghiêm minh, kiên quyết.
Về mặt pháp luật, hiện nay
chúng ta đã có nhiều quy định cụ thể đối với loại tội phạm giả danh, mạo danh.
Điều 265, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định
về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc cho thấy, tội phạm này xâm phạm trật tự quản lý
hành chính Nhà nước, gây mất uy tín của cơ quan Nhà nước, xâm hại đến lợi ích của
Nhà nước, tổ chức hoặc công dân. Điều luật này quy định hai hành vi là “giả mạo
chức vụ”, “giả mạo cấp bậc”. Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong hai
hành vi trên đã đủ cấu thành tội phạm. Người vi phạm có thể bị phạt cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Điều 339
– Bộ Luật Hình sự 2015 cũng quy định rõ mức xử phạt tương tự: “Người nào giả mạo
chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không
nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm
hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”. Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006
nghiêm cấm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm,
uy tín của công dân. Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 3-11-2013 của Chính phủ
quy định hành vi: “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông
tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức,
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” sẽ bị xử phạt tiền từ 10 triệu đến
20 triệu đồng".
Song trên thực tế, thời gian
qua, nhiều đối tượng giả danh, mạo danh liên quan đến nhóm tội xâm phạm an ninh
quốc gia chưa được xử lý nghiêm minh, dẫn đến có dấu hiệu nhờn luật; nhất là với
những đối tượng sử dụng internet để “ném đá giấu tay”. Dư luận cho rằng, để đẩy
lùi hiện tượng trên, phải có những quy định chặt chẽ hơn, hoàn thiện các quy định
của pháp luật, đề ra các chế tài nghiêm khắc hơn, khung hình phạt cao hơn. Việc
xét xử các đối tượng vi phạm cần được thực hiện tại các phiên tòa công khai,
lưu động để mang tính giáo dục, răn đe rộng rãi trong xã hội. Cần phải có chế
tài chặt chẽ buộc đối tượng vi phạm phải công khai xin lỗi và bồi thường thiệt
hại đối với không chỉ người bị xuyên tạc, vu khống trong các đơn thư tố cáo mạo
danh mà phải xin lỗi, bồi thường thiệt hại đối với cả cá nhân, tổ chức bị mạo
danh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét