LỢI DỤNG U23 VIỆT NAM VÀO
CHUNG KẾT GIẢI U23 CHÂU Á ĐỂ GIẢ MẠO VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC LÀ
HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
Sau khi vượt qua vòng bảng với kết quả khó tin trước những ứng cử viên vô địch
như Ustralia, Plestine, Hàn Quốc của giải U23 châu Á; ngày 20/01/2018 U23 Việt
Nam tiếp tục làm điều thần kỳ, bằng cách đánh bại Iraq với tỷ số 5 - 4 trong trận
tứ kết trên chấm 11m, sau khi hòa 3 - 3 trong 120 phút của bốn hiệp thi đấu trước
sự sung sướng tột độ của người hâm mộ.
Niềm vui của các cổ động viên
bóng đá nói riêng và toàn thể người dân yêu nước nói chung một lần nữa được vỡ
òa, thăng hoa tột đỉnh trong trận bán kết, khi chúng ta tiếp tục biến những
chàng trai Qatar “đắt giá” (VN: 4 - Qatar 3) “trong loạt đấu súng” thành những
cổ động viên bất đắc dĩ trong trận chung kết giữa Việt Nam và Uzbekistan vào
15.00-27.01.2018. Đây là kỳ tích của một đội bóng Đông Nam Á. Với Việt Nam
chúng ta, tinh thần quật cường, bất khuất “O du kích nhỏ giương cao súng...”
trong thời chiến lại được trỗi dậy và để viết tiếp những trang sử vàng trên mặt
trận “thể thao vua” của thời bình.
Tình yêu bóng đá, tinh thần tự
hào dân tộc của một đất nước thường được gọi “vùng trũng bóng đá” bùng cháy và
được nghi nhận bằng những hành động đẹp như cách ăn mừng có văn hóa của những
người dân, họ đã có những đêm không ngủ để cùng thở hơi thở của chiến thắng.
Hay đã có những mạnh thường quân không tiếc của cải, vật chất của mình để đóng
góp một khoản tiền lớn, động viên toàn đội. Cũng đã có những vị lãnh đạo của
các công ty tư nhân, sắp xếp được công việc nên đã cho nhân viên nghỉ làm để cổ
vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam. Đó là những tình yêu, tấm lòng và nghĩa cử cao đẹp
trong điều kiện cho phép...
Thế nhưng, thật đáng buồn
thay, đã có những kẻ hoặc nhận thức đơn giản hoặc vì muốn đạt được mục đích cá
nhân hay đang cố tình đánh lừa dư luận xã hội để rồi tạo nên sự “hỗn loạn tâm
lý” trong HS, SV,GV, phụ huynh học sinh..., nên đã cố tình giả mạo công văn mang
số hiệu 6051/BGD&ĐT-CV được cho là của Bộ GDĐT đề ngày 24-1-2018, cho phép
sinh viên, học sinh nghỉ học chiều 27-1 để cổ vũ cho đội tuyển U23 Việt Nam, với
con dấu của Bộ GD-ĐT và chữ ký của nguyên thứ trưởng Bùi Văn Ga. Sau đó, đối tượng
này tung lên các trang mạng xã hội với nhiều lượt thích và chia sẻ.
Thực ra, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Bùi Văn Ga đã nghỉ hưu từ cuối tháng 11-2017 để làm công tác giảng dạy và
nghiên cứu khoa học tại ĐH Đà Nẵng từ ngày 1-12-2017. Theo đó, Ông Nguyễn Viết
Lộc, Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT khẳng định đây là công văn giả mạo. Bộ không
ban hành công văn nào có nội dung như trên. Bộ cũng đã đề nghị cơ quan
Công an vào cuộc để điều tra làm rõ, đồng thời có văn bản gửi tới các sở
GD&ĐT, các cơ sở GD&ĐT trên cả nước để cảnh báo về văn bản giả mạo này.
Rõ ràng, đây là hành vi
vi phạm pháp luật về việc giả mạo văn bản, tài liệu và con dấu của cơ quan Nhà
nước. Bởi lẽ,làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được hiểu là hành
vi khắc, in, vẽ, đúc hoặc bằng các kỹ thuật khác để làm giả con dấu, tài liệu
hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ
đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân. Tội làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
được quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
1. Người nào làm giả con dấu,
tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu,
giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt
tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở
lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu,
tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu
hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;
đ) Thu lợi bất chính
10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu
hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu
hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm
trọng;
c) Thu lợi bất chính
50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”
Đây là hành vi của những kẻ
giả tâm, thiếu suy nghĩ, coi thường pháp luật, gây “lũng đoạn tâm lý”, tạo dư
luận không đúng trong xã hội đối với các quyết sách của các cơ quan Nhà nước; đồng
thời cũng là sự cảnh báo cao độ cho những “cư dân mạng” khi tiếp xúc với những
thông tin thiếu chính thống trên các trang mạng xã hội./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét