Thời gian gần đây, các thế lực
thù địch luôn rêu rao quan điểm chỉ trích Nhà nước, Chính phủ Việt Nam về việc
thành lập lực lượng tác chiến không gian mạng. Chúng cho rằng, đây là chỉ dấu
cho thấy Nhà nước đang tìm cách “áp đặt kiểm soát” trên không gian mạng, là sự
“độc tài”, “toàn trị”, từ đó kêu gọi những “nhà dân chủ” lên tiếng đả phá, chỉ
trích.
Những luận điệu này thực chất
là sự tiếp diễn xu hướng đòi “tự do, dân chủ trên internet”, đòi không gian mạng
là thế giới không giới hạn, chống lại các thể chế quản lý, kiểm soát internet của
chính quyền.
Luận điệu này từng được đẩy
lên cao khi Chính phủ giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức
năng soạn thảo dự án Luật An ninh mạng và khi Quốc hội thảo luận dự án này (tại
kỳ họp thứ 4 vừa qua). Phản ứng tức thì là các đối tượng có hành vi chửi bới,
bôi nhọ chế độ trên không gian mạng, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân,
trong đó có những người mang danh luật sư, nhà văn, nhà báo, chức sắc tôn giáo…
Ở đây, cần thấy rằng, hầu hết
các bài viết phê phán việc Nhà nước thành lập, củng cố bộ phận chuyên trách về
an ninh mạng đã có cách hiểu sai lệch. Chúng coi mục đích của lực lượng này chỉ
nhằm “soi” các bài viết trên facebook, blog, you tobe… để khoanh vùng, xử lý.
Thực chất, không gian mạng có phạm vi rất rộng, không gian mạng đã trở thành một
bộ phận cấu thành và đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng xã hội
thông tin để kết nối cộng đồng trên toàn thế giới.
Đối phó với các nguy hại từ mạng
internet không phải là việc riêng của Việt Nam mà của bất cứ quốc gia nào. Các
diễn đàn quốc tế gần đây, lãnh đạo các nước cũng đã bày tỏ quan ngại và phối hợp
hành động, đưa ra những giải pháp hữu hiệu.
Thời gian qua, các vụ tấn
công mạng, xâm phạm hoặc đe doạ an ninh nước Mỹ ngày càng gia tăng về mức độ và
số vụ, trở thành mối quan tâm hàng đầu của Nhà Trắng. Mỹ cũng đã có kế hoạch
nâng cấp đơn vị chuyên trách về an ninh mạng là “Bộ Tư lệnh tác chiến mạng” (được
thành lập năm 2010). Theo đó, Bộ Tư lệnh tác chiến mạng Mỹ sẽ trở thành một bộ
tư lệnh tương đương với các phân nhánh tác chiến của Quân đội Mỹ như Bộ Chỉ huy
Trung tâm (CENTCOM) hoặc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM).
Đối với Việt Nam, thời gian
qua, các thế lực thù địch, tội phạm chống chính quyền nhân dân trên không gian
mạng gia tăng hoạt động tấn công mạng nhằm thu thập thông tin, bí mật Nhà nước,
bí mật nội bộ, chiếm quyền điều khiển, phá hoại hệ thống mạng thông tin; sử dụng
Internet, nhất là các trang mạng xã hội với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh
vi, xảo quyệt nhằm gây chia rẽ nội bộ, xâm phạm lợi ích, an ninh quốc gia.
Các hoạt động tuyên truyền
phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ trên không gian mạng của các thế lực thù địch
diễn ra với quy mô, cường độ ngày càng lớn, có trọng tâm, trọng điểm. Chúng sử
dụng các trang mạng, blog liên tục đăng tải các bài viết có nội dung xấu, độc hại,
tổ chức các chiến dịch công kích, bôi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà
nước ta.
Do đó, việc thành lập lực lượng
tác chiến không gian mạng là vấn đề cần thiết, cho thấy tầm nhìn chiến lược, sự
quyết tâm và chủ động về chủ trương nhằm thực hiện đầy đủ các mục tiêu, nhiệm vụ,
phương thức bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước Quân đội trong tình hình mới.
Với chức năng, nhiệm vụ của
mình, lực lượng tác chiến không giạn mạng sau khi được thành lập sẽ đóng vai
trò nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; là lực lượng quan trọng
tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng chống
tội phạm công nghệ cao và “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng; góp phần
cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ
quốc cả trên đất liền, trên không, trên biển và không gian mạng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét