ĐÁM “DÂN CHỦ CUỘI” Ở VIỆT NAM VÌ SAO
LẠI SỢ LUẬT AN NINH MẠNG ĐƯỢC THÔNG QUA ?
LẠI SỢ LUẬT AN NINH MẠNG ĐƯỢC THÔNG QUA ?
Gần đây, một nhóm dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ đã gửi thư đến các
ông Mark Zuckerberg và Sundar Pichai, tổng giám đốc của Facebook và Google, kêu
gọi các công ty này không lưu dữ liệu của người dùng tại Việt Nam theo đòi hỏi
của đạo luật an ninh mạng mới. Ngay sau khi có thông tin này, các tổ chức phản
động trong và ngoài nước, xã hội dân sự và đám “dân chủ cuội” đã đồng loạt đăng
tải nhiều bài viết cổ súy, ủng hộ cho đám “quan thầy” ngoài hải ngoại, âm mưu
phá hoại Luật An ninh mạng ở nước ta. Vậy cớ làm sao đám “dân chủ cuội” ở Việt
Nam lại sợ Luật An ninh mạng đến thế?
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang đứng thứ 13/20 quốc gia có dân số sử dụng Internet cao nhất trên thế giới. Trong đó, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018, đã xảy ra hơn 4000 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam với khoảng hơn 637.400 máy tính bị kiểm soát nằm trong mạng máy tính bị nhiễm mã độc. Tình hình diễn biến trên không gian mạng đã và đang đòi hỏi phải ban hành Luật An ninh mạng làm cơ sở pháp lý để đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Và thực tế an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia, dân tộc và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Các cuộc tấn công nhằm vào môi trường mạng đã và đang phát triển nhanh chóng cả về hình thức và quy mô, có tính chất không biên giới, đã và đang gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng tới sự ổn định, phát triển kinh tế, chính trị của các nước. Trong khi đó, sự nỗ lực cải thiện an ninh môi trường mạng đang gặp không ít những khó khăn, đặc biệt do thiếu các thể chế, chế tài pháp lý và năng lực quản lý bảo đảm an ninh mạng. Do đó việc Quốc hội Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết và hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh tình hình hiện nay.
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đang đứng thứ 13/20 quốc gia có dân số sử dụng Internet cao nhất trên thế giới. Trong đó, chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2018, đã xảy ra hơn 4000 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam với khoảng hơn 637.400 máy tính bị kiểm soát nằm trong mạng máy tính bị nhiễm mã độc. Tình hình diễn biến trên không gian mạng đã và đang đòi hỏi phải ban hành Luật An ninh mạng làm cơ sở pháp lý để đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Và thực tế an ninh mạng đã trở thành mối quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia, dân tộc và nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Các cuộc tấn công nhằm vào môi trường mạng đã và đang phát triển nhanh chóng cả về hình thức và quy mô, có tính chất không biên giới, đã và đang gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng tới sự ổn định, phát triển kinh tế, chính trị của các nước. Trong khi đó, sự nỗ lực cải thiện an ninh môi trường mạng đang gặp không ít những khó khăn, đặc biệt do thiếu các thể chế, chế tài pháp lý và năng lực quản lý bảo đảm an ninh mạng. Do đó việc Quốc hội Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng là hết sức cần thiết và hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh tình hình hiện nay.
Ngoài ra, Luật An ninh mạng cũng quy định nghiêm cấm các hành
vi lợi dụng, sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi đăng tải, phát tán
thông tin trên không gian mạng có nội dung: tuyên truyền chống Đảng, Chính phủ,
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an
ninh chính trị, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống, bội nhọ danh dự
các nhân; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; đưu tin sai sự thật gây ra sự hoài
nghi, hoang mang trong xã hội và các tầng lớp nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt
động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho các hoạt động của cơ quan Nhà nước hoặc
người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
khác; hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật Nhà nước, bí mật công tác, thông
tin cá nhân...Bên cạnh đó, người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này
thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm
hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật. Đây là điều hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp
và không cản trở việc thực hiện các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Điều này đã làm cho đám “dân chủ cuội” cảm thấy ngao ngán. Bởi lẽ, đám “dân chủ
cuội” chính là những kẻ thường xuyên lợi dụng mạng Internet, mạng xã hội
Facebook, Blog để đăng tải những bài viết có nội dung tuyên truyền xuyên tạc,
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ lãnh
đạo, thậm chí chúng còn kích động người dân nhẹ dạ, cả tin tụ tập, biểu tình,
tuần hành, gây rối an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đây chính là thời
cơ thuận lợi để đám “dân chủ cuội” câu kết, móc nối với các tổ chức phản động
lưu vong, âm mưu thực hiện cuộc cách mạng màu, cách mạng đường phố, lật đổ chế
độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, như chúng đã tiến hành và giành được kết quả ở Bắc
Phi, Trung Đông. Chính vì vậy mà bọn chúng luôn tìm thủ đoạn để kích động, chống
phá, phản đối lại việc thông qua Luật An ninh mạng ở nước ta.
Cần nhấn mạnh rằng, việc xây dựng Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu là chủ trương đúng đắn, thiết thực, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 17-6-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Việc xây dựng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã có chủ trương từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đây là một phương thức tổ chức nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm các cơ chế mới để mở rộng làm kinh tế tốt hơn, nhưng là vấn đề khó, mới và nhạy cảm, hệ trọng nên Đảng, Nhà nước rất thận trọng”.
Cần nhấn mạnh rằng, việc xây dựng Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu là chủ trương đúng đắn, thiết thực, xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trong xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội ngày 17-6-2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Việc xây dựng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã có chủ trương từ những năm 90 của thế kỷ trước. Đây là một phương thức tổ chức nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, thí điểm các cơ chế mới để mở rộng làm kinh tế tốt hơn, nhưng là vấn đề khó, mới và nhạy cảm, hệ trọng nên Đảng, Nhà nước rất thận trọng”.
Còn việc ban hành Luật An ninh mạng xuất phát từ yêu cầu cấp
thiết bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và an toàn cho người
dân trên không gian mạng; phù hợp với Hiến pháp và các điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên. Việc người dân thể hiện lòng yêu nước, sự quan tâm đến đại sự
quốc gia là điều đáng trân trọng. Nhưng cần thể hiện lòng yêu nước đúng chỗ,
đúng thời điểm trên cơ sở pháp luật; biết tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích
chính đáng của người khác, của xã hội; biết kết hợp hài hòa lòng yêu nước với
hành động thiết thực vì lợi ích của đất nước, của bản thân, gia đình. Người dân
cần bình tĩnh, tỉnh táo tiếp nhận và lắng nghe thông tin, biết cảnh giác, tự bảo
vệ mình không nghe theo những luận điệu lừa mỵ, xuyên tạc của kẻ xấu; không để
lòng yêu nước của mình bị lợi dụng vào mục đích đen tối. Việc các tổ chức phản
động, “xã hội dân sự”, đám “dân chủ cuội” kêu gọi các tổ chức nước ngoài can
thiệp, phá hoại Luật An ninh mạng là hành động đi ngược lại lợi ích của quốc
gia, dân tộc. Chúng ta cần lên án hành động sai trái này, bởi chúng đang sơ khi
luật được thông qua thì đất sống của chúng sẽ không còn!.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét