KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, mặc dù nhân quyền được nhìn nhận như quyền cơ bản của loài người nhưng nhân quyền không đơn thuần chỉ là quyền của cá nhân mà còn bao hàm cả quyền tự quyết của quốc gia. Xuất phát từ lịch sử khá đặt biệt của Việt Nam, là đất nước có được độc lập sau quá trình lâu dài bị đô hộ bởi nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Chính điều đó đã tạo ra một Việt Nam không chỉ tồn tại một tinh thần dân tộc cao, một nền văn hóa bền bỉ mà còn là nơi quy tụ, giao thoa của những hệ thống tư tưởng, văn hóa pháp lý thuộc nhiều trường phái khác nhau trên thế giới. Trong thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam đã có những ảnh hưởng nhất định các tư tưởng “bình đẳng, tự do và bác ái”… Tiếp nhận các hệ tư tưởng này, các nhà yêu nước Việt Nam bấy giờ đã lên tiếng đấu tranh cho quyền con người, quyền tự quyết, quyền được bình đẳng… của một quốc gia dân tộc.
Tuyên ngôn độc lập 1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và sau này là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã khẳng định quyền con người không chỉ là quyền của cá nhân mà còn là quyền tự quyết của mỗi dân tộc. Quyền con người luôn gắn với lịch sử, truyền thống, và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hóa đất nước nên không thể sao chép hay áp đặt các tiêu chuẩn, mô hình của nước này cho nước khác. Tuy nhiên trong xu hướng phát triển chung, nhân quyền phải được xem là nền tảng triết lý phát triển của Việt Nam, là thành tố chủ chốt trong chủ thuyết phát triển. Việt Nam đã tham gia hầu hết các điều ước quốc tế cơ bản về quyền con người và tích cực tham gia thực hiện các cam kết quốc tế khác về quyền con người. Thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế về quyền con người, Việt Nam ngày càng thể hiện vai trò và đóng góp tích cực vào việc xây dựng giá trị về quyền con người nói chung trên phạm vi khu vực và quốc tế đi vào thực chất. Hãy nhìn cách mà các sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc cống hiến cho quyền con người, đóng góp vào quyền tự quyết của một quốc gia ở các nước Cộng hòa Trung phi, Nam Su Đăng…
Ở trong nước, quyền con người được cải thiện rõ nét khi về đời sống, tất cả các giá trị về văn hóa, truyền thống, tiếng nói, chữ viết, cũng như quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân đang ngày càng được bảo đảm. Đây cũng là những minh chứng cụ thể về sự đảm bảo quyền con người ở Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Thế nhưng, thời gian qua trên một số bloger, youtube… một số nhóm đối tượng đã mượn cớ, ngụy tạo, áp đặt, xuyên tạc từ các hoạt động tư pháp của ta để vu khống Việt Nam vi phạm nhân quyền. Đặc biệt là việc các cơ quan thực thi pháp luật của ta áp dụng các chế tài để điều chỉnh các hành vi của loại tội phạm tuyên truyền, kích động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội… Đây là một việc làm bình thường và phù hợp hoàn toàn với thông lệ, luật pháp quốc tế để duy trì trật tự và ổn định xã hội của bất cứ quốc gia nào. Đồng thời thể hiện chức năng quản lý xã hội của một nhà nước. Do vậy, việc thực hiện quyền con người ở Việt Nam phải được hiểu đúng bản chất, không vì thủ đoạn chính trị đề hèn mà cố tình xuyên tạc hay mượn cớ để lèo lái, đồng nhất giá trị và kết quả của việc thực hiện nhân quyền ở Nước ta./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét