THÊM MỘT LINH MỤC ĐI NGƯỢC LẠI LỜI RĂN CỦA CHÚA


          Chắc hẳn những người như linh mục Phan Đình Giáo ở giáo xứ Cẩm Trường, xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. đã thuộc lòng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI từng dạy: "Linh mục không giảng dạy các ý tưởng của chính mình hay một triết lý do chính linh mục sáng chế ra, tìm ra hay ưa thích; vị linh mục không tự mình mà nói, không nói cho mình để được người khác khâm phục hay nói cho phe phái của mình; không nói các chuyện riêng hay các sáng chế của mình"…" Nghĩa là Chúa Kitô không đề nghị chính mình, mà như là Con Thiên Chúa, Người là tiếng nói của Thiên Chúa Cha. Cả linh mục cũng phải luôn luôn nói và hành động như thế: "Giáo thuyết của tôi không phải của tôi, tôi không phổ biến các tư tưởng của tôi hay các tư tưởng tôi ưa thích, mà tôi là miệng và tim của Chúa Kitô và tôi khiến vang vọng lên giáo thuyết chung và duy nhất mà Giáo Hội đại đồng đã tạo ra và trao ban sự sống"
          Lời chúa răn là vậy nhưng linh mục Phan Đình Giáo đã không hiểu do trình độ nhận thức kém hay cố tình không hiểu lời của Chúa do ý thức tồi hay vì động cơ chính trị đê hèn khác để lợi dụng vào việc một số địa phương đưa cuốn sách Công nghệ giáo dục Tiếng việt lớp 1 của Giáo sư, Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại vào thử nghiệm để kích động, ngăn cấm học sinh tiểu học đến trường…
Cái gọi là chỉ số bình đẳng, bác ái của chúa, của phương Tây đã nương nhờ ở linh mục Giáo bấy lâu nay hình như chỉ là ngụy tạo, giả dối…Khi mà sự bình đẳng cơ bản nhất của mọi người trong xã hội, nhất là trẻ em là được cắp sách đến trường, được lắng nghe những điều hay, lẽ phải, được chính mình nói lên tiếng nói của bản thân mình mà hoàn toàn không có sự tác động của nhân tố bên ngoài. Cái bác ái ở đây có thể được hiểu là sự nhân văn, với tấm lòng bao dung rộng lớn như đức chúa trời. Điều đó có nghĩa là khi một sự việc hay một hành động của cá nhân, tổ chức diễn ra chưa đúng qui luật, chưa đúng khoa học, chưa hợp lý so với thực tiễn cuộc sống, thì với tư cách là một vị linh mục đáng kính và có tầm trong mắt giáo dân, linh mục Giáo phải chân thành đóng góp ý kiến mang tính chất xây dựng để cùng nhau tiến bộ đấy là bác ái. Nhưng không, vị linh mục này đã lợi dụng tình hình trong xã hội xuất hiện một số quan điểm trái chiều để thực hiện cái gọi là “mượn gió bẻ măng”. Mượn sự không đồng tình của một bộ phận nhân dân để “đục nước béo cò”, Phan Đình Giáo đã lu loa rằng cuốn sách CNGD lớp 1 đã được đưa vào giảng dạy đại trà để làm tăng thêm tính phức tạp trong dư luận xã hội, trong khi Bộ GD-ĐT hoàn toàn chưa có ý kiến chỉ đạo áp dụng cuốn sách trên vào giảng dạy…
Những buổi học sinh không được đến trường do “lệnh” của ông Giáo, ai là người phải chịu thiệt thì đã rõ. Chính bản thân các em là người chịu thiệt thòi trực tiếp sau đó đến gia đình và toàn xã hội… Nhưng điều đáng nói ở đây là việc làm của Giáo nếu xét về góc độ pháp lý thì đã coi thường tính thượng tôn pháp luật, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Đặc biệt là quyền trẻ em, chính ông là người đã vi phạm nghiêm trọng Công ước quốc tế về quyền trẻ em; Điều 6, Điều 16 Luật trẻ em năm 2016 và Luật Giáo dục năm 2009. Về mặt tâm linh, tính ngưỡng thì linh mục Giáo đã đi ngược lại lời răn của chúa trời, một hành động bất kính và bất hiếu tột độ và chắc chắn rằng, chúa ở trên cao sẽ vô cùng tức giận một vị cha đạo như Giáo.
         Kính mong các giáo dân hãy tỉnh táo, vì tương lai con em mình, đừng vì bị kích động, thiếu hiểu biết mà tự mình làm hại con em mình. Hơn thế nữa tự mình biến mình thành những kẻ đi ngược lại các quy định của luật pháp./. 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét