HÃY ĐỂ GIÁO DÂN
SỐNG TỐT ĐỜI ĐẸP
Có lẽ nhiều
người sẽ đồng tình, ủng hộ đối với Thánh lễ cầu nguyện của Giáo dân Thái Hà với
chủ đề: Cầu nguyện cho “công lý và hòa bình”. Tuy nhiên, “công lý và hòa bình”
mà nội dung Thông báo của Thánh lễ Cầu nguyện nêu ra đã gây thất vọng và bất
bình không chỉ với những người Việt Nam mà cả những người dân yêu chuộng hòa
bình, tiến bộ trên thế giới, trong đó có người dân Venezuela.
Sự thật Thánh lễ cầu nguyện cho “công lý và hòa bình” đã hoàn
toàn đi ngược lại với chính chủ đề của Thánh lễ. Bởi lẽ, chúng ta đều biết,
lịch sử xã hội loài người đến nay đã chứng kiến sự ra đời, tồn tại của các hình
thái kinh tế – xã hội, bao gồm: Công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong
kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã hội xã hội
chủ nghĩa. Sự vận động, phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế –
xã hội không phải là y muốn chủ quan của con người mà nó tuân theo quy luật nội
tại của chính hình thái kinh tế – xã hội. Đó là, quy luật quan hệ sản xuất –
lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng. Theo đó, việc thay
thế xã hội phong kiến bằng xã hội tư bản chủ nghĩa là tất yếu khách quan. Chúng
ta không thể phủ nhận những thành tựu mà chủ nghĩa tư bản đã đóng góp cho sự
phát triển của nhân loại. Song cần thấy rằng, chủ nghĩa tư bản cũng là một nấc
thang trong sự phát triển của lịch sử. Chỉ có điều, chủ nghĩa tư bản có sự tiến
bộ cao hơn so với chế độ phong kiến nhưng nó vẫn dựa trên chế độ chiếm hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất. Bởi vậy, cũng chính từ sự phát triển của lực lượng
sản xuất trong chủ nghĩa tư bản đã làm cho quan hệ sản xuất dựa trên chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ
của lực lượng sản xuất. Theo quy luật, việc thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một
chế độ xã hội cao hơn là tất yếu, khách quan, phù hợp với xu thế của thời đại
và quy luật vận động của lịch sử.
Thực tế cho thấy, các cuộc chiến tranh xảy ra trong thế kỷ 20 và
những năm gần đây, nhất là chiến tranh thế giới thứ nhất, thứ hai, chiến ở Việt
Nam và ở một số nước Trung Đông, có nguyên nhân chính từ chủ nghĩa tư bản trong
việc mở rộng, phân chia lại thị trường. Điều đáng quan tâm là, chúng ta cần
phải phân biệt rõ chiến tranh do thực dân, đế quốc gây ra hoàn toàn khác về
chất so với các cuộc đấu tranh của giai cấp bị bóc lột và các dân tộc bị áp bức
đứng lên giải phóng giai cấp, giải phóng con người và giữ gìn độc lập dân tộc.
Hơn nữa, hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là xã
hội xã hội chủ nghĩa, mặc dù tiến bộ, phù hợp với quy luật của lịch sử song mới
ra đời, đang trong quá trình hình thành, phát triển nên không tránh khỏi những
hạn chế. Bên cạnh đó, phải kể đến là sự chống phá quyết liệt của các thế lực
thù địch với chủ nghĩa xã hội, càng làm cho những khó khăn, thách thức đối với
sự phát triển của chủ nghĩa xã hội tăng lên. Những khó khăn của đất nước
Venezuela hiện nay có nguyên nhân khách quan từ sự bao vây cấm vận của các nước
tư bản và sự chống phá của các thế lực thù địch.
Những lời lẽ của Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong trong Thánh lễ
Cầu nguyện cho công lý và hòa bình đi ngược lại với xu thế phát triển của lịch
sử và mong muốn của nhân loại tiến bộ trên thế giới; chứa đựng sự kích động
giáo dân chống Đảng, Nhà nước và chính lợi ích của bản thân họ. Bởi vậy, mỗi
người dân Việt Nam cần hết sức tỉnh táo và nêu cao cảnh giác để không làm tổn
hại đến lợi ích quốc gia – dân tộc, trong đó có lợi ích của mỗi người dân. Quan
trọng hơn, những người chủ trì của Thánh lễ hãy vì “công lý và hòa bình” để làm
tròn bổn phận của mình để giáo dân được sống đúng với mong muốn của họ là “tốt
đời, đẹp đạo” và thực hiện đúng giáo lý “kính Chúa, yêu nước”, không để đất
nước lâm vào bất ổn như đã từng diễn ra ở một số nước trên thế giới. Điều này,
chẳng những không mang lại “công lý và hòa bình” cho người dân mà còn đẩy người
dân vào những khó khăn, thách thức./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét