TRẬN "ĐỒI THỊT BĂM" (kỳ 1): Bối cảnh, Kế hoạch 2 bên

Trận Đồi Thịt Băm là tên gọi của trận chiến giữa Quân đội Nhân dân Việt nam, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với Quân đội Mỹ từ ngày 10 tháng 5 đến ngày 20 tháng 5 năm 1969 ở Thừa Thiên (nay thuộc Thừa Thiên-Huế). Trận chiến nổ ra khi Hoa Kỳ tập trung lực lượng gần 2.000 quân dưới sự yểm trợ mạnh của hỏa lực phi pháo để đánh chiếm quả đồi (núi A Bia, phía Mỹ gọi là Cao điểm 937) do 2 tiểu đoàn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chiếm giữ.
Trận đánh diễn ra chủ yếu bằng bộ binh: quân Mỹ leo lên đồi cao tấn công đối phương. Các đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng ra sức cố thủ dựa vào địa điểm hiểm trở cùng thời tiết khắc nghiệt. Dù được yểm trợ mạnh bởi pháo binh và không quân, các cuộc tấn công của Mỹ đã nhiều lần bị đẩy lùi bởi sự phòng ngự có hiệu quả của phía Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngọn đồi sau trận đánh đã được lính Mỹ gọi là "Đồi Thịt Băm" - Hamburger Hill, như một cách thể hiện độ khốc liệt và thương vong cao của lính Mỹ. Theo tác giả của cuốn Hamburger Hill, quân Mỹ đã chiếm được ngọn đồi sau 10 ngày chiến đấu với số thương vong cao lên tới 72 người chết và 372 bị thương và lại phải bỏ vị trí này một tháng sau đó.

Bối cảnh
A Bia là điểm cao đột xuất (937m) nằm giữa vùng rừng núi trùng điệp gần biên giới Việt-Lào (cách 1,9km). Đỉnh A Bia có ba mỏm đứng thế chần kiềng cao xấp xỉ nhau, cách nhau khoảng 400m. Trước đây Mỹ đã lên A Bia đóng dã ngoại, nay còn nguyên công sự , xung quang chất đống nhiều vỏ đồ hộp... Đỉnh A Bia bị bom pháo phát quang nham nhở, trơ lại những thân cây khô cháy.
Toàn bộ núi là một dải gồ ghề, hoang dã bao phủ bởi rừng với những tán tre mọc dày đặc cộng với cỏ voi cao ngang thắt lưng. Cỏ có khi cao hơn cả một xe bọc thép M-113. Các dân tộc địa phương gọi A Bia là "núi muông thú ẩn mình"
Kế hoạch 2 bên
Liên quân Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng hòa 
Các trận đánh trên Cao điểm 937 xảy ra tháng 5 năm 1969, là giai đoạn hai của Chiến dịch Apache Snow, một chiến dịch gồm ba giai đoạn nhằm mục đích tiêu diệt lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong khu vực thung lũng A Sầu, một mắt xích trong tuyến đường chi viện vào miền Nam Việt Nam. Năm 1966, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã thành công trong việc đánh chiếm doanh trại của Mỹ trong thung lũng A Sầu và thiết lập sự hiện diện tại đây. Sau đó các nỗ lực liên tục của Mỹ nhằm tái chiếm thung lũng đã không thành công. Trung tướng Richard G. Stillwell, chỉ huy Quân đoàn 24 của Hoa Kỳ,  gồm Tiểu đoàn 3/187 Bộ binh quyết định huy động lực lượng tương đương với hai sư đoàn được hỗ trợ mạnh bởi pháo binh và không quân để hoàn thành nhiệm vụ.
Lực lượng tham chiến tại Đồi 937 gồm 3 tiểu đoàn của Sư đoàn Không vận 101, chỉ huy là Thiếu tướng Melvin Zais. Các tiểu đoàn này đều thuộc Lữ đoàn 3 (chỉ huy bởi Đại tá Joseph Conmy) gồm Tiểu đoàn 3/ 187 Bộ binh (Trung tá Weldon Honeycutt), Tiểu đoàn 2/501 bộ binh (Trung tá Robert German) và Tiểu đoàn 1/506 bộ binh (Trung tá John Bowers). Hai tiểu đoàn 2/1 và 4/1 thuộc Sư đoàn 1 Quân lực Việt nam Cộng hòa được giao nhiệm vụ hỗ trợ cho Lữ đoàn 3. Các đơn vị khác tham gia trong chiến dịch bao gồm các Trung đoàn 9 Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, Thiết đoàn 3 thuộc Trung đoàn Kỵ binh 5 lục quân Hoa Kỳ và Trung đoàn 3 thuộc Sư đoàn 1 Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Kế hoạch của Đại tá Conmy là dùng 5 tiểu đoàn mở cuộc tấn công vào thung lũng bằng trực thăng vào ngày 10 tháng 5 năm 1969, để tìm kiếm cũng như phá hủy các kho quân nhu của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Kế hoạch tổng thể cuộc cuộc tấn công là Thủy quân lục chiến và các đơn vị trinh sát tiến về phía biên giới Lào, trong khi các đơn vị Việt Nam Cộng hòa (VNCH) cắt đường giao thông qua thung lũng. Tiểu đoàn 2/501 và 1/506 sẽ tiêu diệt đối phương và ngăn chặn các tuyến đường trốn thoát sang lào. Nếu một tiểu đoàn đụng độ mạnh với các đơn vị khác. Về lý thuyết, với sức cơ động cực mạnh nhờ trực thăng với một trong các đơn vị khác. Về lý thuyết, với sức cơ động cực mạnh nhờ trực thăng, Sư đoàn 101 có thể phản ứng đủ nhanh để ngăn chặn bất kỳ đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam  nào. Khi một tiểu đoàn của Hoa Kỳ phát hiện một đơn vị Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam, nó sẽ tổ chức đánh chặn cho đến khi một tiểu đoàn tăng cường có thể cắt đường rút lui và dùng hỏa lực vượt trội tiêu diệt đối phương.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã đánh giá thấp sức mạnh thực tế của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Là bậc thầy ngụy trang, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam hoàn toàn che giấu các căn cứ của họ khỏi trinh sát trên không của Mỹ. Khi di chuyển, Quân Giải Phóng thường làm vào ban đêm, dọc theo những con đường mòn dưới tán rừng rậm rạp. Quân Giải Phóng thực hiện liên lạc và kiểm soát chủ yếu bằng thư và điện tín, không sử dụng thiết bị điện tử để tránh bị theo dõi. Qua kinh nghiệm trong nhiều cuộc đụng độ lớn hơn cho thấy Quân Giải Phóng thường chỉ giao chiến trong một thời gian ngắn, gây tổn thất lớn nhất có thể cho Mỹ và sau đó nhanh chóng rút đi trước khi phải hứng chịu hỏa lực áp đảo của Mỹ. Chiến đấu kéo dài như tại Đắk Tô hay trận la Đrăng là tương đối hiếm. Honeycutt dự đoán tiểu đoàn của ông ta có đủ năng lực để thực hiện một cuộc trinh sát trên Cao điểm 937 mà không cần tăng cường hơn nữa, mặc dù ông ta đã yêu cầu quân dự bị của lữ đoàn, và Đại đội Bravo của mình, sẵn sàng hỗ trợ.
       Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sau khi liên tục giao chiến với Thủy quân lục chiến trong Chiến dịch Dewey Canyon vào tháng 2, Quân Giải phóng Việt Nam đã di chuyển Trung đoàn 6, 9 và 29 vào khu vực thung lũng A Lưới để tái trang bị, bổ sung thiệt hại. Th
Thung lũng A Lưới nằm về phía tây bắc thành phố Huế khoảng 30 km, được bao bọc với một số điểm cao như Động So (1.100m), Ba Lao (1.400m), A Bia (937m) và Động Ràng... Sông A Ráp và đường 14 chạy dọc chiều dài thung lũng. Phía tây bắc có song Đáp Lim, A Lưới, nối với Huế bằng đường số 12.
Kế hoạch càn quét A Lưới của Mỹ đã được Bộ tư lệnh Quân khu Trị-Thiên dự kiến từ trước. Do vậy, từ đầu tháng 3 năm 1969 quân khu đã điều Trung đoàn 3 vào chuẩn bị chiến trường sẵn sàng đánh Mỹ. Sư đoàn trưởng Chu Phương Đới, Chính ủy Nguyễn Xuân Trà cùng đi với trung đoàn.
Chiều ngày 7 tháng 5, Đảng ủy Trung đoàn họp mở rộng. Sau khi nghe Kiều Tam Nguyên, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn quán triệt mục đích, yêu cầu của đợt hoạt động, hội nghị dành nhiều thời gian thảo luận chọn một trong các phương án tác chiến do Trung đoàn trưởng Ma Vĩnh Loan trình bày.
Một, với 1 đại đội pháo phòng không 12,7mm, 1 đại đội cối 82mm được tăng cường 1 tiểu đoàn bộ binh, trung đoàn sẽ vận dụng chiến thuật vận động tiến công kết hợp chốt, lấy đại đội, trung đội xuất kích ngắn, tập kích vào từng cụm quân Mỹ đóng dã ngoại. Tuỳ tình hình diễn biến cụ thể, trung đoàn chuẩn bị phương án vận động tiến công kết hợp chốt cấp trung đoàn, tiêu diệt tiểu đoàn Mỹ. Để đạt được mục đích đó, trung đoàn phải tạo cho được cụm điểm chốt liên hoàn nhằm thu hút quân Mỹ vào sâu hơn nữa, tạo khả năng và điều kiện cho các phân đội cơ động tiến công tiêu diệt quân dã ngoại và quân ứng cứu.
Hai, không xây dựng cụm chốt, chỉ dùng lực lượng cơ động tiến hành mật tập phục kích, tập kích, xuất kích ngắn để tiêu diệt quân Mỹ đóng dã ngoại. Mỹ đang hung hăng, đang có tham vọng quét lực lượng Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ra xa, nếu gặp lực lượng chủ lực nhất định Mỹ sẽ bâu lại "quét", lúc đó sẽ sử dụng lực lượng cơ động để tập kích vào những khu vực quân Mỹ co cụm.
Sau nhiều giờ tranh luận, hội nghị nhất trí chọn phương án một, nhưng cũng sẵn sàng chuyển sang phương án hai. Trung đoàn chọn A Bia để xây dựng cụm chốt.
15 giờ ngày 8 tháng 5, các đơn vị xuất phát hành quân chiếm lĩnh trận địa. Tiểu đoàn 8 được tăng cường Đại đội 14 cối 82mm xây dựng cụm chốt ở A Bia. Tiểu đoàn 7 bố trí ở khu vực các điểm cao 903 và 916. Đại đội 16 cơ động dọc phía tây đường số 14 đoạn A Sầu - A Lưới. Khối hỏa lực còn lại do trung đoàn trực tiếp nắm. Tiểu đoàn 9 làm lực lượng dự bị, trước mắt có nhiệm vụ chuyển gạo, đạn từ A Rum vào A Lưới. Các chiến sĩ trinh sát bám sát từng mũi tiến quân của Mỹ ...... (còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét