Mượn danh nghĩa là người dân yêu nước để tụ tập,
gây rối, đạp phá, đốt, phá hủy tài sản Nhà nước, tấn công lực lượng chức năng
là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà các đối tượng đã tiến hành ở
Bình Thuận, TPHCM, Bình Dương... trong thời gian qua. Đáng nói hơn, lý do mà
các đối tượng đưa ra ở đây là vì bất đồng chính kiến với dự thảo luật Đặc khu,
luật An ninh mạng của Quốc hội nên các đối tượng phản động tụ tập, lôi kéo người
dân xuống đường biểu tình, gây rối. Chúng cho rằng, luật Đặc khu chính là
việc cho Trung Quốc thuê đất lên đến 99 năm nhưng thực ra đây là chiêu trò gán
ghép, ép tư tưởng người người dân vào sự ngộ nhận về nội hàm của dự thảo luật
này. Thực ra, trong Dự thảo luật Đặc khu không hề có cụm từ nào dùng để chỉ ra
việc dự luật này cho Trung Quốc thuê đất 99 năm. Để tạo động lực phát triển
kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo thì Quốc hội đã dự thảo một số nội
dung liên quan đến việc tạo cơ chế thông thoáng, thiết lập chế tài quản lý, điều
chỉnh cho một số đơn vị hành chính đặc biệt. Đây là việc làm cần thiết mang
tính chất “cởi trói” về cơ chế để một số địa phương đột phá, vươn lên... Về ý
nghĩa và mục đích thì đây là một việc làm tích cực mang tính xây dựng xã hội,
thúc đẩy sự phát triển cả về kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân...
Thế nhưng bằng
chiêu trò bịa đặt, gán ghép, xuyên tạc, mua chuộc, lôi kéo, kích động những người
dân kém hiểu biết xuống đường biểu tình, gây rối chống phá các dự thảo luật Đặc
khu, An ninh mạng... Ngoài ra, chúng còn ngang nhiên coi thường luật pháp, đốt,
phá trụ sở cơ quan công quyền: UBND tỉnh, sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Nội vụ, trụ
sở BĐBP... tấn công lực lượng CSCĐ làm một số đồng chí bị thương... Cụ thể: Tính
đến sáng 14/6, các cơ quan chức năng chưa thống kê cụ thể số tiền thiệt hại, do
các đối tượng quá khích gây ra trong 2 ngày 10 và 11/6, tuy nhiên thống kê sơ bộ
ban đầu cho thấy, đã có rất nhiều tài sản bị các đối tượng quá khích đập phá hư
hỏng và đốt cháy hoàn toàn.
Tại huyện Bắc Bình, trong
ngày 10/6 có 1 xe vận chuyển cảnh sát cơ động và 1 xe cứu thương bị đốt, 1 xe
ôtô và 1 xe môtô của lực lượng công an huyện bị đập phá, 4 cảnh sát cơ động bị
thương.
Trong ngày 11/6, có 10 xe ôtô
bị các đối tượng quá khích đốt, 16 xe môtô hư hỏng, 30 chiến sỹ cảnh sát cơ động
bị thương. Trụ sở Đội Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Bình Thuận tại Phan Rí Cửa
bị đập phá nghiêm trọng.
Tại Phan Thiết, có 3 xe ôtô và 20 xe máy bị
đốt cháy hoàn toàn, 1 xe ôtô bị đập phá, ngoài ra trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh bị
phá hỏng các cổng chính và phụ. Đối tượng quá khích cũng đốt cháy nhà bảo vệ Ủy
ban Nhân dân tỉnh; Sở kế hoạch và đầu tư và một phần Sở Nội vụ bị ném đá. Tại
thành phố Phan Thiết có 44 chiến sỹ bị thương... Đó là những thiệt hại trước mắt,
còn những thiệt hại chưa được thống kê và thiệt hại về lâu dài thì còn lớn hơn
nhiều.
Điều 178 Bộ luật Hình sự năm
2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản,
quy định: phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không
giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với người có hành vi
hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đến 50
triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau
đây: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi
phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại Điều 168,
169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của bộ luật này, chưa được xóa án tích mà
còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là
phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là di vật,
cổ vật.
Trong trường hợp người có
hành vi phạm tội sử dụng chất nguy hiểm về cháy nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm
khác, thì có thể bị áp dụng khung hình phạt cao hơn, là từ 2 năm đến 7 năm tù,
hoặc khung hình tối đa 20 năm tù trong trường hợp tài sản bị thiệt hại có giá
trị từ 500 triệu đồng trở lên. Nếu tài sản bị phá hoại là cơ sở vật chất kỹ thuật
của Nhà nước, căn cứ Điều 114 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm
2017 về tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam,
người có hành vi phạm tội nếu nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở
vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị,
quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa, xã hội, thì bị phạt
tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Qua đó, cho chúng ta thấy mức
độ nguy hiểm và cái giá mà các đối tượng quá khích ở Bình Thuận sẽ phải đối mặt
là không hề nhỏ cho hành vi xem thường luật pháp của mình. Đây cũng chính là
bài học cảnh tỉnh cho những công dân nhẹ dạ, cả tin nghe theo sự xúi giục, lôi
kéo, mua chuộc, kích động của những kẻ xấu coi thường kỉ cương của pháp luật./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét