Sáng ngày 12 tháng 6 năm
2018, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XIV đã thông qua dự luật an ninh mạng.
Đây là dự luật có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt pháp lý để bảo vệ an ninh
quốc gia, xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà còn là cơ sở để bảo
vệ quyền lợi con người, bảo vệ những quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước, xử
lý các thế lực phản động cố tình có ý định chống đối lại sự nghiệp đổi mới đất
nước của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Không phải đến khi có dự luật an ninh mạng ra đời thì Đảng, Nhà nước ta mới
nghiêm trị những phần tử phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đi ngược
lại với lợi ích quốc gia, dân tộc mà sự nghiêm trị này diễn ra liên tục, thường
xuyên trong suốt quá trình lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt, trong sự nghiệp đổi mới
đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng thì sự chống đối, xuyên tạc, phủ nhận thành
quả cách mạng, bôi xấu các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước lại diễn ra quyết
liệt hơn bao giờ hết, trở thành “tâm điểm” của sự phán xét, bình luận dưới nhiều
sắc thái khác nhau. Các thế lực thù địch thi nhau “ngóc đầu” dậy như nấm sau
cơn mưa với những chiêu bài dân chủ, nhân quyền, cả những vấn đề tế nhị, nhạy cảm
về dân tộc, tôn giáo, để dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc những người kém hiểu biết,
những người nhẹ dạ cả tin, những thành phần cộn cán, bất mãn với chế độ, phá vỡ
khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất trật tự an ninh xã hội, cản trở chính quyền
địa phương thực thi những chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Thực tế cho thấy nhiều
tin bài xuyên tạc, bịa đặt về Luật An ninh mạng của Việt Nam được đăng tải với
tần xuất dày đặc hàng chục bài mỗi ngày trên các trang BBC tiếng Việt, VOA tiếng
Việt, RFA tiếng Việt, cũng như các trang mạng của Việt Tân (do Hoàng Cơ Minh lập
ra và hiện do các phần tử phản động lưu vong ở Mỹ như Đỗ Hoàng Điềm, Lý Thái
Hùng, Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Nguyễn Kim, Nguyễn Quốc Quân, Đặng Vũ Chấn, Hà
Đông Xuyến… cầm đầu), của cái gọi là Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời tại Mỹ
do Đào Minh Quân và 6 đối tượng khác cầm đầu. Chính lòng hám lợi và tư tưởng
nhen nhóm chống đối đã đẩy những con người này ngày càng lún sâu vào vũng bùn lầy
của sự chống phá nhà nước, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc.
Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương, chỉ tính trong 7 tháng đầu năm nay
đã phát hiện và đấu tranh ngăn chặn hơn 12.000 loại tài liệu chiến tranh tâm
lý, phản động; ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả 16 chiến dịch kích động biểu
tình, kêu gọi trả tự do cho cái gọi là “tù nhân lương tâm, nhà dân chủ yêu nước”
và hàng ngàn tài liệu, tin, bài có nội dung phản động trên 280 trang web, blog,
mạng xã hội…
Căn cứ vào luật này, các cơ
quan chức năng có quyền yêu cầu các nhà mạng phải cung cấp đầy đủ thông tin của
những tài khoản tán phát thông tin độc hại; quy định rõ trách nhiệm, mức độ vi
phạm của những phần tử phản động một cách khách quan, chính xác, kịp thời, đúng
người, đúng tội rất cần thiết cho việc bảo vệ tính cách mạng, khoa học của những
quan điểm, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước trong giai
đoạn hiện nay. Với bộ Luật An ninh mạng, đất nước ta sẽ trở nên yên bình hơn,
an toàn hơn về mọi mặt để để chúng ta có thể hoàn toàn tập trung lực lượng phát
triển kinh tế, xây dựng đất nước trở thành một nơi đáng sống. Do vậy, hành động
tuyên truyền, kích động, lôi kéo, tụ tập, gây rối hòng phản đối, xuyên tạc, chống
phá Luật An ninh mạng cũng đồng nghĩa với phản động./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét