CHỐNG THAM NHŨNG PHẢI DỰA VÀO DÂN

     Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ba loại giặc nội xâm này có quan hệ mật thiết với nhau, do quan liêu mà xảy ra tham nhũng, lảng phí. Hồ Chí Minh cho rằng, đây là một kẻ thù khá nguy hiểm vì nó không mang gươm súng mà nó ở trong các tổ chức của chúng ta, để làm hỏng công việc của chúng ta, nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí của cán bộ ta, những kẻ quan liêu, tham ô, tham nhũng thì phá hoại tinh thần, tiêu hao của cải của Chính phủ và nhân dân ta.
    Bài học mà Bác Hồ chỉ ra cho toàn Đảng, toàn chính quyền và toàn dân rất cụ thể, rõ ràng: “ Vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát với công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gủi quần chúng... chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn... thành thử có mắt mà không thâu suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững, kết quả là những người xấu, những cán bộ kém tha hồ mà tham ô, lãng phí. Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí”. Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, ngoài gây ra những tổn thất và thiệt hại to lớn về kinh tế còn gây nên những thiệt hại về chính trị, xã hội khó lường. Điều tệ hại hơn, các tệ nạn này đang làm tha hóa cán bộ, đảng viên, nhất là những người có chức, có quyền; làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ, mất đi mối quan hệ máy thịt giữa Đảng với quần chúng nhân dân; làm cho các chủ trường chính sash bị sai lệch dẫn đến chệch hướng và làm tiền đề cho mọi sự mất ổn định xã hội là điều kiện thuận lợi cho các thế lực thù địch gây mất ổn định chính trị, thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, “bạo loạn lật đổ”. 
     Phải biết dựa vào dân, lắng nghe dân, cái gì mà quần chúng nhân dân hoan nghênh, ủng hộ thì chúng ta phải kiên quyết làm và làm cho bằng được; ngược lại, cái gì nhân dân không đồng tình, thậm chí căm ghét, phản đối thì chúng ta phải cương quyết ngăn ngừa, uốn nắn và xử lý nghiêm các sai phạm; công cụ pháp luật sử dụng để chống tham nhũng, đó là khởi tố, truy tố và xét xử, trừng phạt tùy theo mức độ phạm tội. 
     Công bằng và văn minh trước hết là hạn chế được tối đa nạn tham nhũng; nhân dân mong ước có những cán bộ quan chức liêm chính, đạo đức, chuyên nghiệp và tinh thông nghiệp vụ. Cho nên, phòng tham nhũng, ngăn để không có cơ hội cho các hành vi tham nhũng xảy ra, không có những cán bộ tham lam, bất tài lọt vào bộ máy mới là thượng sách. Một trong những cách đó là lắng nghe dân. Dân không đồng tình việc gì, dân căm ghét cái gì, có thể chỉ ra vài vấn đề đã được phản ánh nhiều trên công luận. Dân căm ghét cán bộ quan chức hống hách, tham lam, nhũng nhiễu, hạch sách dân chúng. Dân căm ghét thói xa hoa, hưởng thụ, biệt thự, biệt phủ, ăn trên ngồi trốc của quan chức. Dân căm ghét sự gian dối, bất công được tạo ra từ những cán bộ cậy chức cậy quyền, bất tài vô dụng nhưng có cơ hội là vơ vét. Dân ủng hộ điều gì, đó là cải cách bộ máy hành chính lành mạnh và hiện đại, ủng hộ diệt trừ tham nhũng tận gốc như khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Kỷ luật cả cán bộ đương chức và cán bộ đã nghỉ hưu, cả trong lực lượng vũ trang, làm nghiêm từ trên xuống dưới”. Lắng nghe và loại bỏ việc dân không đồng tình, dân căm ghét và thực hiện những việc dân ủng hộ thì phòng, chống được tham nhũng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét