Trong thời gian gần đây, lợi dụng sơ hở trong công tác quản
lý của số ít doanh nghiệp quân đội, cũng như phát biểu của một số chính khách,
chuyên gia có tính chất khêu gợi hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân. Các thế lực thù
địch, phản động đã triệt để lợi dụng chống phánhư, cố tình hiểu sai hay xuyên
tạc các ý kiến phát biểu. Thậm chí trên mạng xã hội, cũng như một số tờ báo “lá
cải” còn giật tít: “Quân đội không làm kinh tế là sự đột phá về tư duy”; Mừng
vì “quân đội sẽ không làm kinh tế”; Một hình dung “quân đội sẽ không làm kinh
tế nữa” hay đáng lẽ quân đội phải ngừng làm kinh tế lâu rồi...
Trước hết cần khẳng định, quân đội tham gia sản xuất, xây
dựng kinh tế là một quan điểm, chủ trương hoàn toàn đúng đắn, vừa có tính lý
luận và thực tiễn cao và cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan,
toàn diện. Về mặt lý luận, chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định rất rõ luận điểm này,
điều đó được minh chứng, ngay sau khi Cách mạng tháng 10 Nga thành công, trong
điều kiện phải tiến hành cuộc chiến tranh chống can thiệp nước ngoài và bọn
phản cách mạng trong nước, V.l.Lê-nin không coi nhẹ nhiệm vụ kinh tế, mà đặt
kinh tế và quốc phòng trong mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại.
V.l.Lê-nin khẳng định “Mối quan hệ giữa tổ chức quân sự của một nước với toàn
bộ chế độ kinh tế và văn hóa của nước ấy chưa bao giờ lại hết sức chặt chẽ như
ngày nay”.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước
của dân tộc ta có nhiều kinh nghiệm kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng,
điều đó được thể hiện tập trung trong chính sách “ngụ binh ư nông” của các thời
Lý, Trần, Lê. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhấn mạnh đến chức năng Quân đội ta, là
đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân lao động sản xuất. Ngày
20-3-1958, nói chuyện với Hội nghị cán bộ cao cấp toàn quân, Bác khẳng định:
“Quyết tâm xây dựng Quân đội ta thành một quân đội hùng mạnh, sẵn sàng chiến
đấu, học tập giỏi, công tác giỏi, sản xuất giỏi”.
Cụ thể hóa đường lối, chủ trương của
Đảng, trong những năm qua, các đơn vị quân đội đã tận dụng mọi tiềm năng, nguồn
lực, góp phần ổn định và cải thiện đáng kể đời sống bộ đội. Các doanh nghiệp
quốc phòng được củng cố, kiện toàn theo hướng gắn kết, hòa nhập sâu với công
nghiệp quốc phòng và đảm bảo tính lưỡng dụng cao. Theo số liệu của Cục Kinh tế
(Bộ quốc phòng), năm 2016 tổng doanh thu các doanh nghiệp quân đội là 345,124
tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 43.504 tỷ đồng; nộp ngân sách đạt 40.27,3 tỷ
đồng. Tiêu biểu trong số đó phải kể đến các doanh nghiệp như: Tập đoàn Viễn
thông quân đội (Viettel), Tổng công ty Đông Bắc, Tổng công ty Xăng dầu quân
đội, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, Tổng công ty Vaxuco. Đặc biệt, từ năm 2012
đến nay, Viettel luôn nằm trong tốp ba doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh
nghiệp lớn nhất Việt Nam, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, lợi nhuận đầu tư
ra nước ngoài trước thuế đạt gần 1 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra các nhà máy, xí
nghiệp quốc phòng đã sản xuất được một số vũ khí trang bị, khí tài, đáp ứng yêu
cầu sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, cũng như tác chiến hiện đại trong tương
lai.
Cùng với đó, hoạt động các khu kinh
tế quốc phòng từng bước mang lại hiệu quả, càng khẳng định tính đúng đắn của việc
kết hợp kinh tế với quốc phòng trên địa bàn chiến lược, biên giới, hải đảo,
vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Tính đến hết năm 2016, toàn quân xây dựng được
28 khu kinh tế quốc phòng, nhận đỡ đầu hơn 100 nghìn hộ dân, xây dựng mới được
536 điểm dân cư tập trung. Các đơn vị đã xây dựng 202 tuyến đường giao thông,
với tổng chiều dài 2.421km, 134 cầu bê tông và cầu treo độc lập, 29.000m2
lớp học, 52 công trình cấp điện, 86 công trình cấp nước tập trung; triển khai
các mô hình, dự án giúp nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, tạo
việc làm cho gần 70.000 hộ; hỗ trợ 126 tỷ đồng cho trên 6.000 hộ ổn định cuộc
sống, khắc phục tình trạng “trắng dân”; ổn định cuộc sống lâu dài, tạo nên thế
trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trên tuyến biên giới
ngày càng vững chắc.
Từ những luận giải trên, cần phải
nhận thức đầy đủ và tiếp tục khẳng định, quân đội tham gia lao động, sản xuất
kinh tế là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng, Nhà nước, quân đội, bảo
đảm nhất quán theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII: “Kết hợp chặt
chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa
xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;
chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Khắc phục triệt để những sơ
hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại các địa
bàn, nhất là địa bàn chiến lược”.
Một vấn đề cấp bách đặt ra là phải
tiến hành đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp quân
đội theo tinh thần Nghị quyết số 425-NQ/QUTW, ngày 18-5-2017 của Thường vụ Quân
ủy Trung ương. Bảo đảm giảm đầu mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ
quốc phòng, xây dựng doanh nghiệp thực sự có năng lực về công nghệ và quản trị,
đủ sức cạnh tranh, sẵn sàng chuyển trạng thái khi có tình huống.
Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động
các khu kinh tế quốc phòng, huy động mọi tiềm năng, nguồn lực cùng tham gia xây
dựng các khu kinh tế quốc phòng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân
đội lần thứ X: “Thực hiện đề án xây dựng các khu kinh tế quốc phòng đến năm
2020 và những năm tiếp theo, ưu tiên xây dựng các khu kinh tế quốc phòng mạnh ở
biên giới và biển, đảo; thực hiện tốt gắn kết quốc phòng với kinh tế, kinh tế
với quốc phòng”.
Kiên quyết đấu tranh làm thất bại
mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch, bác bỏ những luận điểm sai trái,
những thông tin bịa đặt, không chính xác, nhằm xuyên tạc, hạ thấp uy tín quân
đội; chia rẽ quân đội với Đảng, Nhà nước; quân đội với nhân dân. Đồng thời, đẩy
mạnh tuyên truyền để nhân dân và cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân nhận thức đầy
đủ và hiểu rõ ý nghĩa, hiệu quả của việc quân đội tham gia sản xuất, xây dựng
kinh tế; luôn xác định đây là chức năng, nhiệm vụ của Quân đội ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét